Có bao giờ bạn tự hỏi mình thực sự thông minh theo cách nào? Giáo sư Howard Gardner đã chỉ ra rằng, để hiểu rõ bản thân, chúng ta cần phải trải nghiệm. Hãy tưởng tượng bạn đang dạo bước qua một quán Cafe, thấy mọi người nhâm nhi ly Cafe, và tự hỏi không biết vị nó như thế nào. Cách duy nhất để biết là hãy thử một ngụm, cảm nhận vị đắng, ngọt, béo hay không béo của nó. Tương tự, để hiểu rõ về mình, chúng ta cần trải nghiệm qua 8 loại hình thông minh như sau.
Phần 1: Tìm Hiểu 8 Loại Hình Thông Minh
1.Thông minh Logic: Bạn yêu thích việc giải các câu đố và bài toán.
2.Thông minh Vận động: Bạn thích vận động cơ thể.
Vận động thô: Như đá banh, bơi lội.
Vận động tinh: Những hoạt động tinh tế, khéo léo như thêu thùa, cắt giấy nghệ thuật.
3.Thông minh Ngôn ngữ: Bạn giỏi giao tiếp, thích phát biểu và có khả năng trình bày tốt.
4.Thông minh Không gian thị giác: Bạn có khả năng vẽ vời, tóm tắt bằng sơ đồ tư duy và ghi nhớ hình ảnh tốt.
5.Thông minh Âm nhạc: Bạn có khả năng viết và hiểu, nghe và nhận biết về âm nhạc.
6.Thông minh Tự nhiên: Bạn có khả năng phân biệt các loài cây, động vật và hiểu về tự nhiên.
7.Thông minh Tương tác: Bạn đồng cảm và hiểu được cảm xúc của người khác.
8.Thông minh Nội tâm: Bạn hiểu rõ bản thân mình, biết mình giỏi và dở ở điểm nào.
Phần 2: Cách Để Nhớ 8 Loại Hình Thông Minh
Sử dụng câu chuyện để nhớ 8 loại hình thông minh
“Hiểu người hiểu ta, trăm trận trăm thắng.”
Hiểu về bản thân mình (Nội tâm)
Quan sát và hiểu người xung quanh (Tương tác)
Mỗi buổi sáng, bạn thức dậy và tập thể dục (Vận động)
Khi đến trường, bạn học cách sử dụng tư duy logic (Logic)
Khi thầy cô yêu cầu bạn trình bày lại kiến thức đã học, bạn sẽ hệ thống lại và nói ra (Ngôn ngữ)
Bạn vẽ lại hình dung tổng thể và tưởng tượng trong đầu (Không gian thị giác)
Sau khi hoàn thành bài học, bạn về nhà nghe nhạc (Âm nhạc), tưới cây và tận hưởng thiên nhiên (Tự nhiên)
Lưu ý: Con người thường khổ cực vì không hiểu rõ các loại hình thông minh của mình.
Phần 3: Ứng Dụng 8 Loại Hình Thông Minh Trong Giáo Dục Và Đào Tạo
1.Thông minh Logic: Đặt ra những câu hỏi để kích thích tư duy.
2.Thông minh Vận động: Cho phép học sinh tham gia vào các hoạt động thể chất.
3.Thông minh Ngôn ngữ: Khuyến khích học sinh phát biểu, thuyết trình và trình bày ý tưởng.
4.Thông minh Không gian thị giác: Hỗ trợ học sinh vẽ vời, tóm tắt ý tưởng bằng sơ đồ tư duy và SketchNote.
5.Thông minh Âm nhạc: Trang bị loa cầm tay và cho phép học sinh lựa chọn bài hát yêu thích hoặc đề xuất.
6.Thông minh Thiên nhiên: Tạo điều kiện cho học sinh ra sân trường và khám phá môi trường xung quanh.
7.Thông minh Tương tác: Để học sinh làm đội trưởng, lớp trưởng, hoặc leader trong các hoạt động nhóm.
8.Thông minh Nội tâm: Khuyến khích học sinh viết nhật ký, ghi lại những khó khăn và cảm nhận theo tuần hoặc tháng, tạo thói quen viết nhật ký để phát triển trí thông minh nội tâm.
P.S: Hiểu rõ các loại hình thông minh giúp bạn phát huy tối đa khả năng của mình, dẫn đến cuộc sống hạnh phúc và thành công hơn. Hãy cùng nhau khám phá và phát triển bản thân mỗi ngày.
Bài học quý giá này được tôi đúc kết từ khóa học: “Tài năng con bạn là gì ?”